Du Lịch Chùa Bái Đính: Kinh Nghiệm Tham Quan, Ăn Ở, Lễ Chùa Từ A–Z

Giới thiệu chung về chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính, tọa lạc tại xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, nằm ở phía Tây khu di tích cố đô Hoa Lư, bên đường quốc lộ 38B và thuộc cận kề phía Bắc di sản thế giới Tràng An. Với tổng diện tích lên đến 539 ha, Bái Đính vừa sở hữu khu chùa cổ trầm mặc 27 ha, vừa có khu danh thắng mới quy mô 80 ha được khởi công từ năm 2003. Đây là một quần thể kiến trúc Phật giáo lớn bậc nhất Đông Nam Á, lưu giữ nhiều kỷ lục về kích thước và giá trị văn hóa. Hãy cùng to Vietnamtourcombo cùng khám phá nhé !!!

Vị trí và cách di chuyển

Khoảng cách: Chùa Bái Đính cách trung tâm thành phố Ninh Bình (Hoa Lư) khoảng 15 km, cách Hà Nội khoảng 95 km.

Xe ô tô: Từ Hà Nội, bạn có thể di chuyển tiện lợi qua đường cao tốc CT01; thời gian khoảng 1 giờ 30 phút.

Xe máy: Đi theo quốc lộ 1A, sau đó rẽ vào quốc lộ 21C.

Xe khách: Đón xe tại các bến Giáp Bát, Mỹ Đình, Nước Ngầm, dừng tại bến Ninh Bình hoặc bến xe Bái Đính; giá vé từ 60.000 – 100.000 đồng/người/lượt.

Limousine: Có dịch vụ limousine đón thẳng từ Hà Nội đến chùa với giá khoảng 200.000 đồng/lượt.

Thời điểm lý tưởng

Lễ hội chùa Bái Đính diễn ra vào mùng 6 tháng Giêng (Âm lịch) hằng năm, kéo dài từ tháng Giêng đến tháng Ba Âm lịch.

Mùa xuân tại Bái Đính – Tràng An không chỉ có lễ chùa cầu an mà còn là cơ hội tham gia nhiều hoạt động văn hóa dân gian.

Do là mùa cao điểm nên lượng du khách thường rất đông; nếu muốn không gian yên tĩnh, nên tránh dịp lễ hội và chọn tham quan vào các tháng khác trong năm.

Các dịch vụ hỗ trợ du khách

Giờ mở cửa: 06:00 – 21:00 tất cả các ngày.

Vé xe điện: 60.000 đồng/người khứ hồi (cổng chính đến khu trung tâm ~3,5 km).

Tham quan bảo tháp: 50.000 đồng/người.

Hướng dẫn viên: 300.000 đồng/tour.

Khám phá chùa Bái Đính cổ

Khu chùa cổ nằm gần đỉnh một vùng núi yên tĩnh với kiến trúc trang nghiêm, gồm:

Nhà tiền đường ở trung tâm.

Hang sáng thờ Phật và đền thờ thần Cao Sơn tại cửa sau hang.

Đền thờ thánh Nguyễn (Lý Quốc Sư Nguyễn Minh Không) bên trái, thờ vị quốc sư nổi  tiếng nhà Lý.

Hang tối thờ Mẫu và tiên; nơi đây có đền thờ thánh Mẫu với nhiều nhũ đá và ao Tiên tự nhiên.

Năm 1977, khu chùa cổ được công nhận Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia. Đặc biệt, Giếng Ngọc cổ – nơi Thiền sư Nguyễn Minh Không lấy nước sắc thuốc giúp dân – có đường kính 30 m, độ sâu 6 m, từng được xác lập là giếng lớn nhất Việt Nam (12/12/2007).

Trải nghiệm động núi Bái Đính

Du khách leo khoảng 300 bậc qua cổng tam quan giữa sườn núi.

Hang sáng dài 25 m, rộng 15 m, cao khoảng 2 m.

Hang tối gồm 7 buồng, có ngách kết nối, nền trơn phẳng.

Những điểm nhấn: “lối lên trời”, “đường xuống âm phủ” và ao Tiên giữa hang tối.

Chùa Bái Đính mới – Thành tựu kiến trúc truyền thống

Khởi công từ năm 2003, khu chùa mới tập hợp nhiều hạng mục hoành tráng:

Cổng Tam Quan

Gồm ba cửa Khổ – Vô Thường – Vô Ngã, cao 16,5 m; rộng 13 m; dài 32 m, sử dụng khoảng 550 tấn gỗ tròn.

Hành lang La Hán

Dài 526 m, hai dãy 117 gian với 500 pho tượng La Hán chạm khắc từ đá Ninh Vân.

Tháp chuông

Hình bát giác ba tầng mái; cao 18,25 m; có quả chuông đồng nặng 36 tấn – chuông đồng lớn nhất Việt Nam.

Điện quan Thế Âm

Mười tượng gỗ, trong đó tượng chính cao 9,57 m, nặng 80 tấn.

Điện Pháp Chủ

Năm gian, hai tầng mái; tượng Pháp Chủ cao 10 m, nặng 100 tấn.

Điện Tam Thế

Bảy gian; tượng Tam Thế đồng đúc Ý Yên, đại diện quá khứ – hiện tại – tương lai.

Bảo Tháp Xá Lợi

13 tầng, cao 99 m; được ốp gạch Bát Tràng, trang trí hoa văn Lý; lưu giữ xá lợi Phật.

Lưu trú và ẩm thực

Khách xáBái Đính nằm ngay trong khuôn viên, kiến trúc Á Đông, đầy đủ tiện nghi.

Homestay và resort: Bai Dinh Garden Resort & Spa, Ninh Binh Palm Homestay, Tràng An – Bái Đính Resort…

Nhà hàng Cát Tường phục vụ đồ chay, đặc sản địa phương và món Á – Âu.

Khu quầy ăn dưới điện Tam Thế chuyên phục vụ đồ nhanh, giải khát.

Đặc sản địa phương: cơm cháy, thịt dê, miến lươn, ốc núi, lẩu, nướng… Địa chỉ gợi ý: Thăng Long, Thành Long, Vua dê Ninh Bình, nhà hàng hồ Núi Đính.

Những lưu ý khi tham quan

Mặc trang phục kín đáo, lịch sự.

Hạn chế thắp hương và để rác đúng nơi quy định.

Chuẩn bị tiền lẻ cho công đức, tránh đặt tiền trực tiếp lên tượng Phật.

Giữ gìn tài sản cá nhân, đặc biệt vào mùa lễ hội đông đúc.

Bạn có thể thích